==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An (2 tỉnh Long An và Kiến Tường cũ), tỉnh Tiền Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ), tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau.

Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1

Vị trí địa lý

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106°26´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 8°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai.

Vị trí địa lý

Đặc điểm hình thành

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

Hệ thống đô thị

Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương từ đầu năm 2004). Trong đó, tỉnh An Giang có hai thành phố là Long Xuyên và Châu Đốc, tỉnh Đồng Tháp có hai thành phố là Cao Lãnh và Sa Đéc.

Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1976 cho đến năm 1999, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai thành phố (lúc bấy giờ đều là thành phố trực thuộc tỉnh) là Cần Thơ và Mỹ Tho. Từ năm 1999 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Các thành phố lập trước năm 1975

Các thành phố lập trước năm 1975:

  • Thành phố Mỹ Tho: lập ngày 24 tháng 08 năm 1967 theo Quyết định của Trung ương Cục miền Nam
  • Thành phố Cần Thơ: lập vào tháng 8 năm 1972 theo Quyết định của chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Các thành phố lập từ năm 1999 đến nay:

  • Thành phố Long Xuyên: lập ngày 01 tháng 03 năm 1999 theo Nghị định số 09/1999/NĐ-CP
  • Thành phố Cà Mau: lập ngày 14 tháng 04 năm 1999 theo Nghị định số 21/1999/NĐ-CP
  • Thành phố Rạch Giá: lập ngày 26 tháng 07 năm 2005 theo Nghị định số 97/2005/NĐ-CP
  • Thành phố Cao Lãnh: lập ngày 16 tháng 01 năm 2007 theo Nghị định số 10/2007/NĐ-CP
  • Thành phố Sóc Trăng: lập ngày 08 tháng 02 năm 2007 theo Nghị định số 22/2007/NĐ-CP
  • Thành phố Vĩnh Long: lập ngày 10 tháng 04 năm 2009 theo Nghị định số 16/NĐ-CP
  • Thành phố Bến Tre: lập ngày 11 tháng 08 năm 2009 theo Nghị định số 34/NQ-CP
  • Thành phố Tân An: lập ngày 24 tháng 08 năm 2009 theo Nghị định số 38/NQ-CP
  • Thành phố Trà Vinh: lập ngày 04 tháng 03 năm 2010 theo Nghị định số 11/NQ-CP
  • Thành phố Bạc Liêu: lập ngày 27 tháng 08 năm 2010 theo Nghị định số 32/NQ-CP
  • Thành phố Vị Thanh: lập ngày 23 tháng 09 năm 2010 theo Nghị định số 34/NQ-CP
  • Thành phố Châu Đốc: lập ngày 19 tháng 07 năm 2013 theo Nghị định số 86/NQ-CP
  • Thành phố Sa Đéc: lập ngày 14 tháng 10 năm 2013 theo Nghị định số 113/NQ-CP

Hiện nay, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương. thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I (thuộc tỉnh Tiền Giang), Các Thành phố là đô thị loại II :thành phố Long Xuyên Thành phố Châu Đốc (thuộc tỉnh An Giang), thành phố Rạch Giá (thuộc tỉnh Kiên Giang), thành phố Cà Mau (thuộc tỉnh Cà Mau), thành phố Bạc Liêu (thuộc tỉnh Bạc Liêu)thành phố Trà Vinh (thuộc tỉnh Trà Vinh ). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh.

Các thành phố lập từ năm 1999 đến nay:

Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ thì biến đổi khí hậu và hiện tượng hâm nóng toàn cầu sẽ làm mực nước biển dâng lên. Nếu dâng một mét thì 20% đồng bằng châu thổ sẽ bị đe dọa. Dâng hai mét diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị xóa còn phân nửa, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống 15 triệu dân.

Thương mại

Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và hành trình. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.

hành trình

hành trình

trải nghiệm sinh thái bắt đầu khởi sắc như chương trình trên sông nước, vườn, khám phá các cù lao. hành trình bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long. Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu thăm quan không đồng đều và còn nhiều hạn chế.

Cuộc sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển dựa trên sông nước. Nhiều xóm làng có thể chỉ tới được bằng đường thủy thay vì đường bộ.

Vùng này là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và từ đó phát triển thành nghệ thuật sân khấu cải lương.

Giao thông

Cuộc sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển dựa trên sông nước. Nhiều xóm làng có thể chỉ tới được bằng đường thủy thay vì đường bộ.

Giao thông

Nghệ thuật

Vùng này là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và từ đó phát triển thành nghệ thuật sân khấu cải lương.

Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long

Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long
69 7 76 145 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==