==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Cung cấp thông tin về văn hóa lễ hội đặc sắc tại các tỉnh miền tây nam bộ
Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.
Lễ Đôn-Ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.
Lễ hội Ok om bok là một lễ hội của người Khmer, Ok om bok (lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi) theo tiếng Khmer. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày Rằm Cađấc theo Phật lịch, dịp rằm tháng 10 âm lịch. Thường được tổ chức tại của mỗi phum sóc diễn ra tại sân chùa, hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nơi đông bà con dân tộc người Khmer.
Người Tày, với các nhóm địa phương là Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Tày nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.
Người Khmer tại Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên. Người Khmer là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Đờn ca tài tử Miền Tây Nam Bộ là một nét đặc sắc rõ nét trong đời sống tinh thần của người dân miền Tây Nam Bộ. Và cũng là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.
Đến với lễ Hội Cúng Dừa Sóc Trăng - Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa ở xã An Trạch tự nhiên nổi lên cái gò giống như chiếc cồng. Ai bước chân lên, âm thanh như tiếng kim loại vang. Hiện tượng này ngày càng nhỏ dần rồi biến mất. Bà con người Khmer cho rằng đó là điều linh thiêng nên lập miếu thờ. Trong tiếng Khmer, “thác côn” có nghĩa là “đạp cồng”, gợi lại sự tích tiếng cồng vang lên từ lòng đất theo bước chân người.