==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Bánh Tét

    Bánh Tét

    Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.

  • Người Khmer

    Người Khmer

    Người Khmer tại Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên. Người Khmer là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

  • Cầu Rạch Miễu

    Cầu Rạch Miễu

    Cầu Rạch Miễu là một cây cầu dây văng nối liền hai tỉnh Tiền Giang (trước năm 1976 là tỉnh Mỹ Tho) và Bến Tre với nhau. Bờ bắc của cầu này là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bờ nam là huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre, cách tỉnh lỵ Bến Tre (thành phố Bến Tre) 14 km. Đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Cây cầu này khi hoàn thành giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông bộ. Ngoài cầu chính, công trình này còn bao gồm đường dẫn hai đầu.

  • Toàn cảnh Thành phố Tân An

    Toàn cảnh Thành phố Tân An

    Tân An là thành phố trực thuộc tỉnh Long An, đồng thời còn là tỉnh lỵ của tỉnh này. Thành phố nằm trên trục phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tân An được xem là một trong những đô thị vệ tinh của tp.Hồ Chí Minh và là đô thị cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tân An cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Tân An cũ trước năm 1956.

  • Toàn cảnh Cầu Cần Thơ

    Toàn cảnh Cầu Cần Thơ

    Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam.

  • Toàn cảnh Sông Hàm Luông

    Toàn cảnh Sông Hàm Luông

    Sông Hàm Luông là một phân lưu của sông Tiền chảy qua tỉnh Bến Tre. Sông bắt đầu từ địa phận xã Tân Phú, Châu Thành, chảy theo hướng Đông Nam, đi qua địa phận các huyện như Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, thị xã Bến Tre, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri đổ ra biển Đông tại cửa Hàm Luông. Sông có chiều dài khoảng 70 km, giữa sông có các cù lao lớn như cù lao Đất, cù lao Linh, cù lao Ốc.

  • Toàn cảnh Sông Cửu Long - Sông Mê Kông

    Toàn cảnh Sông Cửu Long - Sông Mê Kông

    Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang, là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam. Bắt đầu từ Phnom Penh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long. Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ.

  • Sông Hậu - Hậu Giang

    Sông Hậu - Hậu Giang

    Sông Hậu, hay Hậu Giang, là một trong hai phân lưu của sông Mê Kông. Phân lưu còn lại là sông Tiền. Mê Kông tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tại lãnh thổ Campuchia. Ở Campuchia, sông Hậu được gọi là sông Bassac (Tonlé Bassac theo tiếng Khmer). Vì thế nó còn có tên gọi nữa là sông Ba Thắc. Sông Hậu đổ ra biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.

  • Huyện Bến Lức - Long An

    Huyện Bến Lức - Long An

    Bến Lức là một huyện thuộc tỉnh Long An. Là một địa bàn chiến lược về kinh tế và quân sự của thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Bến Lức cách TP.HCM khoảng 30 km về hướng tây nam và cách Thành phố Tân An 15 km về hướng đông bắc.

  • Sông Vàm Cỏ Tây

    Sông Vàm Cỏ Tây

    Sông Vàm Cỏ Tây là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và Tiền Giang. Sông này lấy nước từ sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười rồi hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông tạo thành sông Vàm Cỏ. Thành phố Tân An của tỉnh Long An nằm bên hữu ngạn con sông này.

  • Sông Vàm Cỏ Đông

    Sông Vàm Cỏ Đông

    Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồng bằng trũng thấp thuộc lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (đều thuộc Tây Ninh) với thủy trình khoảng 98 km. Đoạn tiếp theo dài khoảng 6 km là ranh giới hai tỉnh Tây Ninh, Long An. Sau đó, sông chảy vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước với thủy trình khoảng 86 km rồi kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ để đổ vào sông Soài Rạp và đi ra biển Đông.

  • Toàn Cảnh Tứ giác Long Xuyên

    Toàn Cảnh Tứ giác Long Xuyên

    Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long trên địa phận của ba tỉnh thành Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam-Căm pu chia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Bassac (sông Hậu).

Trang [<<] [<] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 [>] [>>]

Cẩm Nang | TRANG 7

Cẩm Nang | TRANG 7
66 7 73 139 bài đánh giá