==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Thiền viện Trúc Lâm

    Thiền viện Trúc Lâm

    Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều khách thăm quan trong và ngoài nước.

  • Chùa Bà Thiên Hậu - Chợ Lớn

    Chùa Bà Thiên Hậu - Chợ Lớn

    Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Đôi nét về Sông Tiền

    Đôi nét về Sông Tiền

    Sông Tiền hay Tiền Giang là nhánh hạ lưu bên trái của sông Mê Kông, chảy từ đất Campuchia vào đồng bằng miền Nam Việt Nam, qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông.

  • Cồn Quy - Cồn Cát

    Cồn Quy - Cồn Cát

    Cồn Quy còn có tên gọi khác là Cồn Cát, cách trung tâm thành phố Bến Tre 22 km đường sông, thuộc địa bàn hai xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Đây là một trong bốn cồn nằm trên sông Mỹ Tho (một đoạn của sông Tiền) được đặt theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc là: long, lân, quy, phụng. Cồn Rồng là "long", cồn Thới Sơn là "lân", cồn Cát là "quy", và cồn Tân Vinh là "phụng".

  • Chùa Vĩnh Tràng

    Chùa Vĩnh Tràng

    Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm hành hương và hành trình nổi tiếng.

  • Hủ tiếu Mỹ Tho

    Hủ tiếu Mỹ Tho

    Hủ tiếu Mỹ Tho là loại hủ tiếu do người Mỹ Tho chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng xương tủy heo. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng và cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào.

  • Đờn ca tài tử Miền Tây Nam Bộ

    Đờn ca tài tử Miền Tây Nam Bộ

    Đờn ca tài tử Miền Tây Nam Bộ là một nét đặc sắc rõ nét trong đời sống tinh thần của người dân miền Tây Nam Bộ. Và cũng là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.

  • Cái Bè

    Cái Bè

    Huyện Cái Bè

    là một huyện nằm phía tây tỉnh Tiền Giang (trước đó là tỉnh Mỹ Tho). Huyện Cái Bè được biết đến với chợ nổi Cái Bè đặc trưng cho văn hoá sông nước Miền Tây. Cái Bè là bờ phía Bắc của cây cầu Mỹ Thuận, là cửa ngõ đi thành phố Vĩnh Long và toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

  • Bến Ninh Kiều

    Bến Ninh Kiều

    Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh trải nghiệm, văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ 19. Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ.

  • Quận Ninh Kiều

    Quận Ninh Kiều

    Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Quận Ninh Kiều được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ cũ. Quận có Bến Ninh Kiều, là một địa danh chương trình nổi tiếng của Cần Thơ. Nơi đây đặt trụ sở của nhiều ban ngành của thành phố, điển hình là ủy ban nhân dân thành phố tại số 2 đại lộ Hòa Bình, phường Tân An.

  • Thị Xã Hà Tiên

    Thị Xã Hà Tiên

    Hà Tiên là thị xã nhỏ nằm ở phía tây bắc của tỉnh Kiên Giang (trước đây nằm trong huyện Hà Tiên thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Kiên Giang). Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 13,7 km, Đông và Nam giáp huyện Kiên Lương, Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 22 km.

  • Hà Tiên thập cảnh

    Hà Tiên thập cảnh

    Kim Dữ lan đào

    Kim Dữ lan đào hay Kim Dự lan đào , là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh , và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh  . Cả hai bài đều mô tả cảnh đẹp của hòn Kim Dự, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa; nay thuộc phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Trang [<<] [<] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 [>] [>>]

Cẩm Nang | TRANG 9

Cẩm Nang | TRANG 9
66 7 73 139 bài đánh giá