Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mahatup hay chùa Mã Tộc, một trong 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, nhưng lại nổi bật hơn nhờ quần thể kiến trúc đẹp mắt và độc đáo.
Nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3 km về phía Đông Nam, chùa Dơi hay chùa Mahatup, chùa Mã Tộc có tuổi đời hơn 400 năm là một trong 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, nhưng lại nổi bật hơn nhờ vẻ đẹp tiềm ẩn lẫn không ít các câu truyện xoay quanh.
Một kiệt tác của nhân loại
Bước vào từ phía cổng chính, các Lữ khách sẽ bị ấn tượng với một kiểu kiến trúc đặc biệt trước sự bao trùm của màu vàng. Hay nói cách khác, màu vàng là tông màu chủ đạo được sử dụng trong khu vực quần thể. Điểm bất ngờ thứ hai có thể dễ dàng nhận thấy là hình ảnh con rắn thần khổng lồ năm đầu ở hai bên cổng phụ đang canh gác cho sự linh thiêng của chùa khiến tà ma không thể xâm hại.
Men theo ánh nắng rực rỡ để đi vào bên trong, những bức tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực sẽ chào đón bạn, họ chính là các tác phẩm nghệ thuật được đắp trên dãy hành lang can bao quanh gian thờ chính. Còn trong gian chính điện, thì người ta lại thiết đặt một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá khối cao chừng 1m5 đang tọa thiền trên một tòa sen, vây quanh là những bức tranh sinh động mang đậm phong cách dân gian, khiến người xem không thể thoát khỏi được sự nể phục và kính trọng.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là các họa tiết tiêu biểu cho một hệ thống kiến trúc chùa chiền của Khmer, từ những con tháp nhỏ trên mái chùa cho tới các bảo tháp được đặt ở giữa sân, gian ở hay phòng Sala, thậm chí biểu tượng về rắn thần Naga cũng xuất hiện trên các tác phẩm.
Chùa Dơi nằm trong một khu vườn rộng mênh mông, cây cối um tùm, khí hậu mát mẻ, đan xen đó còn có không ít những loại trái ngon thơm lừng mọc đầy xung quanh. Nếu chưa có dịp thưởng thức các loại trái ngon đặc sản khi đi thăm quan Miền Tây, thì ngôi chùa này chính là nơi để bạn tận hưởng.
Nhưng tại sao lại gọi là chùa Dơi
Có lẽ đây chính là điều mà người ta muốn tìm tới ngôi chùa này nhất, phải nói rằng nơi đây có đến hàng triệu con dơi treo mình lủng là lủng lẳng trên cây, rồi đến lúc chiều tà thì chúng lao xao hơn cả bày ong vỡ tổ. Dơi sống ở đây chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm, trọng lượng trung bình từ 1 kg đến 1,5 kg, sải cánh rộng tới 1m5, thuộc loài ăn quả và sống trong các khu vườn cây trái. Điểm đặc biệt, mỗi lần kiếm ăn chúng rủ nhau bay ra ngoài mà không ăn quả trong vườn chùa.
Có lẽ điều bí ẩn nhất về chùa là những câu truyện truyền thuyết bí ẩn, chẳng hạn như loài lợn 5 móng kỳ lạ - chúng được coi là một loài ác ma, người ta quan niệm rằng nếu vô tình nuôi phải loài này thì sẽ gặp nhiều tai ương, bất hạnh. Bởi vậy mà những con lợn được coi là 5 móng sẽ được gửi tới chùa Dơi nhờ trông nom và chăm sóc, nhờ sự từ bi và dăn dạy của Phật giáo, chúng sẽ vượt qua được biển ải để trở về với cõi thiện. Người ta không biết những câu truyện như vậy có thật hay không, nhưng ngay phía sâu trong ngôi chùa còn có một khu vực đặc biệt “Khu nấm mồ của lợn 5 móng”, đó là vị trí của những chú lợn đã tu thân tích đức trở nên hướng thiện, nếu ai đó tới đây để khấn vái thì cũng sẽ được ban phúc lành.
Chùa Dơi, nơi cư trú của hàng triệu con dơi dưới sự che chở từ Phật pháp, ẩn chứa nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn và bất ngờ. Nếu các bạn thật sự quan tâm đến địa điểm này, thì có thể tham khảo qua các chương trình của chúng tôi tại đây.
https://dulichmientaysense.com/du-lich-mien-tay-c.html