Tỉnh An Giang là vùng đất có nhiều người Khmer sinh sống và làm ăn. Tại vùng đất này có rất nhiều địa danh đẹp được gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người Khmer, đặc biệt phải kể đến nhiều ngôi chùa có phong cách kiến trúc rất độc đáo. Và ngôi chùa Xà Tón ở An Giang sẽ là một nơi đến đầy thú vị cho khách thăm quan khi ghé thăm khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh An Giang là vùng đất có nhiều người Khmer sinh sống và làm ăn. Tại vùng đất này có rất nhiều địa danh đẹp được gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người Khmer, đặc biệt phải kể đến nhiều ngôi chùa có phong cách kiến trúc rất độc đáo. Và ngôi chùa Xà Tón ở An Giang sẽ là một nơi đến đầy thú vị cho Lữ khách khi ghé thăm khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Lý giải tên chùa là Xà Tón
Chùa Xvay Ton mới là tên goi ban đầu nhưng người ta khi gọi trại đi sẽ thành Xà Tón. Những người dân bản địa kể lại rằng xưa kia nơi này vốn rậm rạp và vô cùng hoang vu. Tại những cành cây rất cao, có nhiều đàn khỉ vui đùa từ cành này sang cành kia. Và với cảnh tượng vui mắt như vậy, người dân đặt tên chùa là Xvay Ton với ý nghĩa như sau: Xvay nghĩa là khỉ, còn từ ‘’ton’’ là đeo, níu kéo. Lâu dần, đọc thành Xà Tón.
Ngôi chùa này được xây dựng tại khóm ba, thị trấn Tri Tôn của tỉnh An Giang. Theo như các vị cao niên đưa thông tin rằng chùa xây dựng đã hơn 200 năm tuổi, ban đầu chỉ là nền đất, lợp mái lá. Mãi cho tới năm 1896 và 1933, chùa mới được cho xây dựng lại bằng gạch ngói, nền bằng đá xanh và cột bằng gỗ căm xe. Xà Tón là ngôi chùa mang đậm lối kiến trúc của người Khmer, và cũng chính là ngôi chùa Khmer có lịch sử cổ xưa nhất của tỉnh, lưu giữ nhiều sách kinh lá nhất tại Việt Nam.
Kiến trúc chùa Xà Tón
Là đặc trưng theo lối kiến trúc của người Khmer nên chùa Xà Tón đương nhiên sẽ có nhiều đền tháp cũng như các họa tiết trang trí đặc sắc. Chính điện của ngôi chùa này nằm tại trung tâm khu đất, mặt nhìn theo hướng Đông Tây. Phía trên nóc được tạo thành bởi hai mái cong kết hợp với các góc nhọn. Phía mái của chùa có biểu tượng hình rắn thần Naga – đối với những người Khmer, thần Naga tượng trưng cho sự dũng mãnh cũng như bất diệt.
Về phần mái chính điện, người ta sử dụng các ngói đỏ, xanh, vàng – đều là những màu sắc cực kỳ rực rỡ và bắt mắt. Bao xung quanh chính điện chính là hàng loạt các tháp nhỏ - nơi an nghỉ của sư sãi sau khi đã hỏa táng.
Nếu để ý quan sát bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay trên đỉnh tháp nhỏ tạc tượng thần Bayon bốn mặt. Đi vào sâu bên trong của chính điện, khách thăm quan sẽ thấy trên các vách tường là những bức tranh vẽ về cuộc đời của đức Phật.
Khuôn viên của chùa là hồ nước trồng sen và sung cùng với một bức tượng Phật ngồi thiền ngay dưới cây lâm vồ - một cây đại thụ hàng trăm năm tuổi.
Những ngày lễ ở chùa Xà Tón
Nếu như đến Xà Tón đúng dịp lễ, bạn sẽ chiêm ngưỡng nhiều nghi thức độc đáo. Ví dụ trung tuần tháng tư, lễ mừng năm mới Chol Chnam Thmay. Lễ nhớ ơn Phật: Pisat bo chia tổ chức vào rằm tháng tư âm lịch, lễ dolta cúng ông bà, lễ cấm cung đối với sư sãi Chol Neasa hay lễ Kà Thận. Vào những ngày lễ này, sẽ có rất đông khách thăm quan đến tham gia và bạn có thể là một trong số Lữ khách này!