Máy Kohler 7 (Đức) hay vẫn được gọi là chiếc ‘’xuồng máy đuôi tôm’’ đã được cải tiến vào năm 1960 bởi ông Sum. Thuyền được cải tiến đó được gọi bằng tên Tắc Ráng và duy nhất khắp Nam Bộ thời đó chỉ có xóm Tắc Ráng mới làm ra được.
Tắc ráng là gì?
Đó chính là tên một loại thuyền với lịch sử hình thành khá thú vị. Ngày xưa, cái tên ‘’tắc ráng’’ thực chất là tên gọi của một con rạch nhỏ và mãi về sau này, con rạch được người dân cùng chính quyền cải tạo thành một con kênh lớn đặt tên là Kinh Xáng Mới, nằm ở phía Đông Nam thành phố Rạch Giá. Và máy Kohler 7 (Đức) hay vẫn được gọi là chiếc ‘’xuồng máy đuôi tôm’’ đã được cải tiến vào năm 1960 bởi ông Sum. Thuyền được cải tiến đó được gọi bằng tên Tắc Ráng và duy nhất khắp miền Tây Nam Bộ thời đó chỉ có xóm Tắc Ráng mới làm ra được.
Tắc ráng và những tên gọi khác
Chiếc thuyền này còn có tên là ‘’vỏ lãi’’ hay ‘’vỏ vọt’’. Người dân phương Nam thấy sao nói vậy, vì Tắc Ráng là một loại xuồng, ghe nhỏ có hình thuôn dài và thon giống như con Lãi. Từ ‘’vỏ’’ nhằm phân biệt với ‘’ruột’’ – chính là phần động cơ máy Kohler. Vỏ lãi được đóng từ gỗ sao hoặc sử dụng nhựa composite. Với những người dân miền sông nước, chiếc vỏ lãi được ví như xe máy chạy trên mặt đường giúp người dân dễ dàng len lỏi vào trong hệ thống kênh rạch nhỏ cũng như khu vực có lau sậy um tùm.
Là phương tiện chở người và hàng hóa chủ yếu ở vùng nước ngập quanh năm nhất là khi con nước lên trong mùa nước nổi.
Tắc ráng gắn liền với người miền Tây từ bao giờ
Một trong những điểm đến chương trình nổi tiếng, thì cứ nhắc tới vùng ngập nước thì hình ảnh những chiếc thuyền, ghe nhỏ lại hiện lên trong đầu mỗi khách thăm quan. Và chiếc tắc ráng chính là phương tiện chính, có số lượng nhiều nhất, gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây. Tắc Ráng được dùng để chở hàng hóa trái cây, nông sản ra chợ bán; chở Lữ khách rẽ nước vào rừng tràm, vựa trái cây; đưa dâu hay đưa con nhỏ đến trường… Tắc Ráng kiếm cơm cho họ, cùng họ đi giăng lưới bắt cá, thu hoạch hoa súng, hái bông điên điển làm canh chua…
Trong quá khứ nhất là thời điểm xảy ra chiến tranh ác liệt, chiếc tắc ráng chở bộ đội chiến đấu có thể biến “mất dạng” trong chưa đầy 1 phút nếu người lái là người kinh nghiệm lâu năm quen thuộc địa hình vùng miền Tây.