Thành phố Long Xuyên là một thành phố và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thành phố lớn và sầm uất thứ hai ĐBSCL, chỉ sau thành phố Cần Thơ. Long Xuyên cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Long Xuyên cũ trước năm 1956. Năm 1999, Long Xuyên chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh An Giang. Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã công nhận thành phố Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Định hướng đến năm 2020, Long Xuyên sẽ trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang.
Thành phố Long Xuyên là một thành phố và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thành phố lớn và sầm uất thứ hai ĐBSCL, chỉ sau thành phố Cần Thơ. Long Xuyên cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Long Xuyên cũ trước năm 1956. Năm 1999, Long Xuyên chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh An Giang. Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã công nhận thành phố Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Định hướng đến năm 2020, Long Xuyên sẽ trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang.
Kinh Tế
Năm 1818, quan trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh nối rạch Đông Xuyên với rạch Giá, chợ Đông Xuyên (tức chợ Long Xuyên) đã sớm trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của tỉnh. Hiện nay, cả 11 phường và 2 xã đều có chợ, riêng chợ Long Xuyên (thuộc phường Mỹ Long) là chợ chính và sầm uất nhất tỉnh.
Nhìn chung, Long Xuyên là một thành phố khá phát triển về thương mại (chủ yếu là mua bán lúa gạo) và công nghiệp chế biến thủy sản (như cá basa), với hơn sáu nhà máy và hơn chục ngàn công nhân.
Lược kê một vài thông tin:
Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng toàn TP. Long Xuyên gần 11.600 ha, đạt sản lượng lương thực 72.314 tấn; thủy sản có 527 bè cá và 229 ha mặt nước nuôi trồng thu hoạch 33.385 tấn; chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đạt sản lượng thịt 3.700 tấn...
Ngành Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, thì:
Ở TP. Long Xuyên có khoảng 90 nhà máy xay xát-lau bóng gạo, 8 nhà máy chế biến thủy sản, 1 nhà máy chế biến nông sản và rau quả xuất khẩu Bình Khánh và 1 Nhà máy thức ăn gia súc Afiex. Các cơ sở chế biến nước mắm và nước chấm có tiếng như: Vị Hương, Cửu Long, Miền Tây Mitaco, Hương Sen...
Ngoài ra, nơi đây hiện có 14 ngành nghề truyền thống đang tồn tại, gồm: se nhang, làm bánh tráng, làm lưỡi câu, làm len, đồ sắt, làm dầm chèo, đan đát, chằm nón, dệt, đóng xuồng ghe, làm cẩm thạch v.v...đã hình thành từ hàng chục năm nay.
Văn Hóa
Nhà văn Sơn Nam nhận xét:
Long Xuyên là một thị xã (nay đã là thành phố) mãi còn trẻ, theo kịp đà tiến triển của cả nước, tuy ở xa thủ đô. Được như thế, nhờ truyền thống yêu nước, nhờ nếp sống cởi mở, hiếu khách. Quanh thị xã, với sông sâu nước chảy, với cây xanh, ta gặp vài kiểu nhà sàn đẹp mắt, định hình để thích nghi với cơn lụt hàng năm. Kỹ thuật nấu ăn, bánh trái có thể bảo là không kém hoặc hơn hẳn nhiều vùng trong đồng bằng. Đáng kể nhứt là đội ngũ nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc khá hùng mạnh, tài hoa, nhiều người thuộc tầm cỡ lớn...
Ông Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang đã cho biết:
An Giang trong đó có Long Xuyên là một vùng đất mới, những cư dân lớp đầu phần lớn ở vùng Ngũ Quảng vào với hai bàn tay trắng. Trong tình cảnh đó, hành trang tinh thần, đó là đạo lý "trung-hiếu-tiết-nghĩa"; là ‘lá lành đùm lá rách", "một cây làm chẳng nên non"; là "ơn đền nghĩa trả", "ân oán phân minh", căm ghét kẻ bội phản. Về sau, khi công cuộc khai khẩn đi dần vào ổn định, người dân trở nên rộng rãi, phóng khoáng, trọng nhân nghĩa và có tính bao dung hơn. Ngày nay, ngoài những tính cách trên, tính năng động, ít bảo thủ, thích tiếp thu cái mới ngày càng thể hiện rõ nét trong quá trình làm ăn kinh tế và sản xuất nông nghiệp... Tính cách và lối sống của người dân An giang trong đó có Long Xuyên khá tiêu biểu cho một nền văn minh sông nước (như tập quán làm nhà sàn, nhóm chợ trên sông, nuôi cá trong lồng bè, dùng ghe xuồng để đi lại và mua bán…) mà nhà văn Sơn Nam đã gọi một cách nôm na là văn minh miệt vườn.
chương trình
miền tây
hành trình
Ở Long Xuyên có ba di tích được xếp hạng cấp quốc gia, đó là: Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc). Năm 2012, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt
Ngoài ra, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, quảng trường Hai Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên...được nhiều Lữ khách tìm đến tham quan.
Công viên Nguyễn Du rộng khoảng 0,3 km² cận kề bên sông Hậu. Nơi trung tâm khuôn viên là một hồ nước nhân tạo, khiến phong cảnh nơi đây thêm đẹp và thoáng mát.
Chợ nổi Long Xuyên là nơi tập trung hàng trăm xuồng, ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản). Ai bán loại nào sẽ treo hàng ("bẹo" hàng) trên cây sào cao để người mua dễ nhận biết. Chợ nổi chỉ hoạt động từ khoảng 5 giờ sáng đến 10 giờ mỗi ngày...
theo Wikipedia
Xem thêm Chương trình Miền Tây.