Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Long An hiện nay là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A. Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50,...Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Long An hiện nay là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A. Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50,...Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Long An đạt gần 1.449.600 người, mật độ dân số đạt 323 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 258.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.191.600 người. Dân số nam đạt 719.900 người, trong khi đó nữ đạt 729.700 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8.3 ‰
Địa Hình
Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030' 30 đến 106047' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc. phía Đông giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Dù xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An.
Văn Hóa
Long An có nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hóa Óc-eo tại Đức Hòa, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc và Nhà trăm cột tại Cần Đước. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách thăm quan. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước),nghề làm trống (Tân Trụ), nghề làm bánh tráng (Tân An)…
Các lễ hội là một phần trong văn hóa và đời sống xã hội của Long An như: Kỳ Yên, lễ hội cầu mưa và Tòng Phóng. Lữ khách sẽ hết sức thú vị với mô hình chương trình sinh thái Đồng Tháp Mười, nghe đờn ca tài tử cải lương – một loại hình dân ca đặc sắc của Nam bộ mà Long An là chiếc nôi của dòng dân ca này.