Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập trở lại. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập thêm lần nữa, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 cho đến ngày nay.
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập trở lại. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập thêm lần nữa, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 cho đến ngày nay.
Bạc Liêu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạc Liêu có Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ. Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận Phan Thiết miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Mêkông qua Campuchia, hiện nay nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây.
Bạc Liêu từng là vùng đất có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long của người Pháp, được người Pháp lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của miền Tây, đồng thời đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh thự và công sở tại đây.
hành trình
Thăm di tích, thắng cảnh :
Vùng đất Bạc Liêu có nhiều di tích ghi dấu những sự kiện từ ngày đầu khai hoang mở đất. Đây còn là vùng đất hội tụ văn hóa của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer thể hiện qua những công trình văn hóa độc đáo, tạo nên vẻ đẹp riêng Bạc Liêu.
Trước hết, phải kể đến di tích cấp quốc gia Tháp cổ Vĩnh Hưng. Di tích này nằm cách thành phố Bạc Liêu khoảng 20 km về hướng Tây Bắc, thuộc ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật có niên đại 892 sau Công nguyên. Những cổ vật được phát hiện nơi này đã "kể lại" những ngày vàng son của nền văn hóa Óc Eo một thời.
Trở lại thành phố Bạc Liêu, Lữ khách hãy đến xem đồng hồ Thái Dương, một sản phẩm của nhà bác vật đầu tiên ở Việt Nam - ông Lưu Văn Lang (1880-1969). Đồng hồ Thái Dương được xây dựng bằng gạch và xi măng, chỉ dựa vào hướng đi của ánh nắng mặt trời để báo giờ.
Quần thể nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ (phường 3) là địa chỉ không thể bỏ qua của khách thăm quan khi đến Bạc Liêu. Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy - người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà xây dựng năm 1919 được coi là bề thế nhất của Bạc Liêu thời đó, do kỹ sư người Pháp thiết kế và có nhiều vật liệu phải chở từ Pháp sang. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng.
Lữ khách muốn tận hưởng không khí mát dịu trong lành của rừng hoang sơ giữa lòng thành phố Bạc Liêu, hãy đến với vườn chim Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố 6 km về hướng biển. Đây là cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho Bạc Liêu, cũng là thảm rừng ngập mặn quý hiếm còn sót lại ở Việt Nam, là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm...
chương trình
mien tay
khu di tích cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Giữa lòng thành phố Bạc Liêu còn có khu thăm quan sinh thái Hồ Nam, một trong sáu điểm khám phá tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long ở Bạc Liêu… khu nghỉ dưỡng
này có vị trí đắc địa về phong thủy với hồ nước rộng đến 12ha bốn bề lộng gió, hệ thống các dịch vụ vừa hiện đại, vừa mang đậm tính dân dã truyền thống của Bạc Liêu xưa, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng...
Sau khi ngắm vườn chim, thăm vườn nhãn cổ, xem cây xoài 300 tuổi, một điểm không thể bỏ qua là khu Quán âm Phật đài được xây dựng gần cửa biển Nhà Mát - một công trình kiến trúc, văn hóa, tâm linh nổi tiếng ở Bạc Liêu. Cách đây không xa lại có thêm khu biển nhân tạo vừa được mở cửa để phục vụ khách thăm quan. Ngoài ra, Bạc Liêu còn có rất nhiều đình, chùa và các đền thờ được xây dựng để thờ các vị tiền nhân có công lao đối với quê hương Bạc Liêu (chùa Vĩnh Đức, chùa Long Phước, chùa Xiêm Cán, chùa Giác Hoa, đình thần Nguyễn Trung Trực, đình Tân Hưng...). Đặc biệt, Bạc Liêu còn có Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi với khuôn viên rộng 6.000m2; khu di tích Đồng Nọc Nạng (thị xã Giá Rai); khu di tích Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân); khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nghệ nhân Cao Văn Lầu...
Vừa qua Hiệp hội Lữ Hành đồng bằng sông Cửu Long đã công nhận thêm 3 điểm trải nghiệm tiêu biểu vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 ở Bạc Liêu là: Quảng trường Hùng Vương (thành phố Bạc Liêu),Khu nhà công tử Bạc Liêu (thành phố Bạc Liêu),Khu biển nhân tạo thuộc khu thăm quan Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu) nâng tổng số điểm thăm quan tiêu biểu của tỉnh lên 6 điểm khám phá nhiều nhất toàn vùng.
Khám phá những giá trị văn hóa phi vật thể :
Bên cạnh những di tích vật thể thì Bạc Liêu còn độc đáo bởi những giá trị văn hóa phi vật thể như các lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền. Đó là các lễ hội Kỳ yên, lễ hội Phật giáo Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn; lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Oóc-om-bóc, Đôn-ta của người Khmer; lễ Giỗ tổ cổ nhạc, lễ cúng Thanh minh...
Văn hóa ẩm thực cũng tạo nên nét đặc trưng cho vùng đất cuối trời Nam này. Ẩm thực Bạc Liêu mang sắc thái dân tộc và yếu tố bản địa vùng miền. Nhiều món ăn tạo nên thương hiệu Bạc Liêu như bún bò cay, bánh xèo, bún nước lèo…
Bạc Liêu là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ. Đây là nơi sinh ra các nhạc sư, nghệ nhân nổi tiếng, nhiều ca sĩ, nghệ sĩ lừng danh… Và nói đến đất nước - con người Bạc Liêu, không thể không nhắc đến những trang sử vẻ vang của hai lần giành lại chính quyền từ tay giặc không đổ máu, những cuộc nổi dậy của nông dân Ninh Thạnh Lợi, nông dân Nọc Nạng... Tất cả làm nên một Bạc Liêu với nhiều kỳ tích!
Một sức hấp dẫn rất Bạc Liêu sẽ không chỉ dừng lại ở những địa điểm trải nghiệm , những nét văn hóa phi vật thể độc đáo mà còn quyến rũ bởi văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa làm trải nghiệm của Bạc Liêu. Lữ khách về thăm Bạc Liêu hãy cảm nhận sức hấp dẫn, sự quyến rũ ấy bằng chính giác quan và cảm quan của mình!