==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng hợp địa điểm check-in cảnh đẹp Mùa Nước Nổi - Miền Tây Tổng hợp địa điểm check-in cảnh đẹp Mùa Nước Nổi - Miền Tây

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn 200 năm nay. Vào thế kỷ XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động người Việt vào khai hoang. Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập.

Tỉnh Sóc Trăng

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)

Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhà Nguyễn như sau: "... Sông Ba Xuyên ở phía Nam hạ lưu sông Hậu Giang, cách huyện Vĩnh Định 8 dặm về phía Bắc, trước là sông Ba Thắc, rộng 15 trượng sâu 8 thước, đi về phía Nam 15 dặm, đổ ra cửa biển Ba Xuyên, đi về phía Tây 60 dặm đến trường Tàu, tức là chỗ tàu biển đỗ. Ở đây người Trung Quốc và người Cao Miên ở lẫn lộn, chợ phố liên tiếp, lại 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt, tục gọi là Sóc Trăng,... Năm Kỷ Dậu (1789) hồi đầu thời trung hưng đặt bảo Trấn Di ở phía Bắc sông Ba Thắc, tức sông này.

du lich mien tay

Di tích - hành trình

Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét): Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).

Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200 kg hai cây nến nhỏ nặng 100 kg và 3 cái đỉnh bằng đất mỗi cái cao 2m. Hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.

Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi): Chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm . Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1h,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa

Hòa An Hội Quán (chùa Ông Bổn): Chùa được xây dựng vào năm 1875.chùa thờ ông bổn(Bổn Đầu Công).Chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo của người hoa chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật kiến trúc.Rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng.

Ngoài ra còn rất nhiều các di tích đã, đang được xếp hạng cấp quốc gia.

Đặc sản

Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến như:

  • Bánh pía
  • Lạp xưởng
  • Bánh phồng tôm
  • Bún nước lèo là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng
  • Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt.
  • Bò nướng ngói đặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm với nước mắm nêm pha với ít khóm.
  • Ngoài ra còn một số món như: Bún gỏi già, bún xào Thạnh Trị...và mắm chiên ở Ngã Năm

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam đạt 647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4 ‰.

Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa, với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội. Nói đến Sóc Trăng, nhiều người thường nghĩ ngay đến chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, Vườn cò Tân Long, Lễ hội Ok om bok, bún nước lèo, bánh pía...

Tỉnh Sóc Trăng,tinh soc trang, hành trình mien tay

Tỉnh Sóc Trăng,tinh soc trang, hành trình mien tay
49 5 54 103 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==