Tỉnh Châu Đốc là tỉnh cũ ở miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long), Việt Nam. Tỉnh Châu Đốc được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, tồn tại vào thời Pháp thuộc và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể vào cuối năm 1956, tuy nhiên sau đó tỉnh Châu Đốc lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập vào năm 1964, tiếp tục tồn tại và bị mất tên gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay.
Tỉnh Châu Đốc là tỉnh cũ ở miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long), Việt Nam. Tỉnh Châu Đốc được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, tồn tại vào thời Pháp thuộc và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể vào cuối năm 1956, tuy nhiên sau đó tỉnh Châu Đốc lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập vào năm 1964, tiếp tục tồn tại và bị mất tên gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay.
trải nghiệm miền tây
Thành Phố Châu Đốc là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam, nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, sát biên giới Việt Nam với Campuchia. Châu Đốc là thành phố đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là tỉnh lỵ của một tỉnh vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, Châu Đốc lại từng là tỉnh lỵ của tỉnh Châu Đốc cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, Châu Đốc lại là lỵ sở của toàn bộ tỉnh An Giang vào thời nhà Nguyễn độc lập. Địa bàn tỉnh An Giang khi đó bao gồm tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, một phần tỉnh Đồng Tháp và một phần tỉnh Bạc Liêu ngày nay. Hiện thành phố Châu Đốc đang là đô thị loại II.
Thành phố Châu Đốc nằm trên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 245 km về phía tây, nếu chạy xe buýt mất khoảng 6 tiếng.
- Phía bắc thành phố giáp huyện An Phú.
- Phía đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu.
- Phía nam giáp huyện Châu Phú
- Phía tây nam giáp huyện Tịnh Biên và biên giới với Campuchia.
Dân cư thành phố Châu Đốc sinh sống tập trung ở khu vực ven sông Hậu,ven Quốc lộ 91,tại các phường trung tâm thành phố,tại các khu dân cư...với cơ cấu dân số trẻ,dân cư đô thị chiếm gần 80%.
Kinh tế Châu Đốc tăng trưởng nhanh và mạnh.Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Châu Đốc đạt 16,10%, thu nhập bình quân đầu người trên 35,36 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển gần 2.720 tỷ đồng, lĩnh vực thương mại - dịch vụ - chương trình tiếp tục phát huy thế mạnh, với mức tăng trưởng đạt 18,01% và chiếm 70,47% tỷ trọng cơ cấu kinh tế địa phương[14] Ngoài ra, thành phố cũng tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường Vĩnh Mỹ, Vĩnh Châu,...
Di tích lịch sử - Văn hóa
Châu Đốc có khu danh thắng Núi Sam, với nhiều lịch sử - Văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm thu hút đông đảo khách thăm quan đến tham quan, cúng bái. Bên cạnh đó, vùng đất giàu truyền thống này cũng từng ghi đậm dấu ấn của các danh tướng, như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại, Doãn Uẩn,...và những bậc tiền hiền có công khai phá, mở mang bờ cõi, giữ vững biên cương cho Việt Nam.
Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Châu Đốc gồm :
- Lăng Thoại Ngọc Hầu (Quốc lộ 91, phường Núi Sam)
- Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (Quốc lộ 91, phường Núi Sam)
- Chùa Phước Điền (Quốc lộ 91, phường Núi Sam)
- Chùa Tây An (Quốc lộ 91, phường Núi Sam)
- Đình Châu Phú (đường Trần Hưng Đạo, phường Châu Phú A).